14/08/2023
Máy điều hòa không khí (điều hòa nhiệt độ) giúp làm mát (hoặc sưởi ấm) và điều chỉnh độ ẩm trong phòng. Vào mùa hè nắng nóng, thời gian sử dụng điều hòa trong nhà thường khá dài, đồng nghĩa với việc tiêu thụ một lượng lớn điện năng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại điều hoà không khí, người sử dụng cần nắm bắt được đặc điểm của từng loại điều hoà để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Điều hoà không khí dân dụng (Dải công suất 9000÷24.000 BTU/h): Lắp đặt, sử dụng đơn giản, dùng cho diện tích < 50 m2 ; tốn nhiều không gian lắp đặt. Với công trình nhiều máy, không tự động hóa, rất bất tiện, độ ồn lớn, hiệu quả năng lượng thấp.
- Điều hoà không khí bán thương mại (Dải công suất 30.000÷100.000 BTU/h):
Điều hòa tủ đứng, âm trần ống gió, cassette : Lắp đặt đơn giản dùng cho diện tích 50 - 100m2; tốn không gian lắp đặt. Với công trình nhiều máy, không tự động hóa, rất bất tiện, hiệu quả năng lượng không cao; Dùng cho căn hộ, biệt thự, shophouse.
Hệ thống điều hòa không khí Multi-split: Một dàn nóng kết nối với nhiều dàn lạnh, có thể điều chỉnh được nhiệt cho từng dàn. Tiết kiệm không gian lắp đặt, tiết kiệm năng lượng, êm. Có thể tích hợp Smarthome. Thích hợp căn hộ chung cư cao cấp, diện tích > 70 m2.
- Điều hoà không khí thương mại (Dải công suất 54.000÷240.000 BTU/h ~6 HP÷ 24 HP): Một dàn nóng kết nối tới nhiều dàn lạnh, có thể điều chỉnh được công suất lạnh. Tiết kiệm không gian lắp đặt, tiết kiệm năng lượng, êm. Dễ kết nối hệ thống điều khiển Smarthome, dễ thông gió. Thích hợp cho chung cư cao cấp, biệt thự, diện tích > 100 m2.
1. Lựa chọn điều hoà không khí
Nên lựa chọn không khí có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Công suất của máy phụ thuộc vào diện tích, độ kín của phòng, ví dụ diện tích dưới 15m2 nên chọn công suất 9.000 BTU (~1 HP); diện tích 15 - 25m2 nên chọn công suất12.000 BTU (~1.5 HP); diện tích 25 - 35 m2 nên chọn 18.000 BTU (~2 HP) và diện tích 35- 40 m2 công suất phù hợp nhất là 24.000 U (~2.5 HP).
Nên lựa chọn điều hoà không khí có nhiều sao, tốt nhất là 5 sao năng lượng để tiết kiệm điện
Bên cạnh đó, nên cân nhắc điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của gia đình để lựa chọn điều hoà không khí 1 chiều hoặc 2 chiều. Nếu bạn sống tại khu vực có khí hậu nóng bức quanh năm như tại các tỉnh khu vực miền Nam thì chỉ cần lựa chọn điều hoà 1 chiều với chức năng làm lạnh, còn nếu sinh sống tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ, chịu sự ảnh hưởng của thời tiết mùa đông và mùa hè thì cân nhắc lựa chọn điều hoà 2 chiều để có thể làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
Ngoài ra, khi hi lựa chọn cần chú ý: chọn điều hòa dùng gas R32 - loại gas đơn chất và có hiệu suất lạnh cao hơn giúp tiết kiệm năng lượng cho máy điều hòa và thân thiện hơn với môi trường; Lựa chọn điều hòa không khí có nhiều sao, tốt nhất là 5 sao năng lượng để tiết kiệm điện; Chú ý đến hoặc chỉ số CSPF (Cooling Seasonal Performance Factor - hệ số hiệu suất làm mát theo mùa) càng lớn thì máy càng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện; Nên chọn mua điều hòa không khí sử dụng các công nghệ tiết kiệm điện như: công nghệ inverter, mắt thần thông minh, công nghệ ECO;
Nếu gia đình có nhiều phòng có điều kiện nên chọn lắp điều hòa multi/minni VRV/VRF để tiết kiệm diện tích, tăng giá trị kiến trúc có thể kết nối dễ dàng với hệ thống điều khiển tích hợp tòa nhà thông minh Smarthome - điều khiển các trang thiết bị điện chính qua điện thoại di động.
2. Sử dụng điều hoà không khí
Bên cạnh việc lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm điện năng, cách thức sử dụng điều hoà cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tiền điện hàng tháng của mỗi gia đình. Để sử dụng điều hoà không khí hiệu quả, lưu ý những điểm sau:
Vị trí lắp đặt: Cần lắp đặt dàn nóng ở vị trí phù hợp. Tốt nhất nên chọn nơi có mái che và tránh bức xạ mặt trời trực tiếp; dàn nóng cách tường khoảng 15 cm để thoát khí nóng ra được; phía trước quạt dàn nóng không được có vật cản ở khoảng cách nhỏ hơn 1,5m. Tiết kiệm 5 - 10% điện tiêu thụ; Tránh gắn dàn lạnh trong các góc khuất (làm giảm khả năng đối lưu không khí), cục lạnh treo tường nên gắn ở độ cao từ 2,5 - 3m;
Sử dụng chế độ tiết kiệm điện : Tắt điều hòa khi không sử dụng. Lắp đặt quạt thông gió phù hợp (20 - 30 m3 /h/người), ra vào phải đóng cửa. Không sử dụng thiết bị có nguồn nhiệt trong phòng chạy điều hòa như bàn là, máy sấy tóc.
Cài đặt nhiệt độ phù hợp trên mức 26 - 28 o C vào ban ngày và ban đêm từ 25 o C - 27 o C
Dùng chế độ tiết kiệm điện trên điều hòa trong quá trình sử dụng, ví dụ như tính năng mắt thần thông minh, chế độ Quiet - khi ngủ (chế độ yên tĩnh). Nếu điều hòa không khí có chế độ ngủ Sleep mode nên sử dụng, ở chế độ này lúc mới bật điều hòa không khí sẽ chạy lạnh sâu tới 25oC, sau đó cứ khoảng 2h tăng lên 1oC cho tới khi đạt 28oC.
Cài đặt nhiệt độ phù hợp : Nên cài đặt nhiệt độ điều hoà ở mức 26 - 28oC vào ban ngày và ban đêm từ 25oC - 27oC. Cứ cài đặt nhiệt độ tăng 1oC sẽ tiết kiệm được 1 - 3% điện năng; Tắt bật điều hòa không khí hợp lý khi sử dụng, tránh tắt bật điều hòa liên tục bởi việc làm này khiến máy phải khởi động lại liên tục, tiêu tốn nhiều điện năng và làm giảm tuổi thọ của điều hòa;
Chỉ sử dụng chế độ làm mát nhanh (Turbo/Power full) hoặc đặt chế độ quạt mạnh nhất khi bật điều hòa để khử nhiệt trong phòng. Sau đó cần chuyển về chế độ bình thường với tốc độ quạt vừa phải sau 20 phút (phần lớn các điều hòa không khí hiện đại sẽ tự chuyển sau 30 phút);
Bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc có thể sử dụng kết hợp với quạt (nếu cần thiết). Kết hợp sử dụng quạt đảo gió, để tăng độ đồng đều và khả năng thải nhiệt, khi đó có thể tăng nhiệt độ cài đặt lên 26 - 29oC sẽ tiết kiệm 3 - 5% điện năng tiêu thụ;
Định kỳ bảo dưỡng : Để bảo đảm an toàn, tiết kiệm và tăng tuổi thọ cho điều hoà, cần định kỳ bảo dưỡng máy hằng năm, đồng thời làm vệ sinh lưới lọc 3 tháng một lần để làm lạnh hiệu quả và tiết kiệm 5 - 7% điện năng.
Theo Tuệ Lâm
Theo nguồn VNEEP